Vụ formosa - sản xuất gang thép đánh đổi bằng môi trường
Khi được xin ý kiến về dự án gang thép Formosa Hà Tĩnh, Bộ KH&ĐT đã có cảnh báo về vấn đề môi trường của dự án này, và yêu cầu bổ sung các biện pháp phòng ngừa. Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cũng lưu ý các cơ quan nhà nước cân nhắc khi cấp phép cho các nhà máy thép xây dựng, vì nguy cơ ô nhiễm rất lớn.
Trả lời báo chí về ý kiến thẩm định dự án gang thép Formosa Hà Tĩnh, Thứ trưởng KH&ĐT Đặng Huy Đông cho biết, dự án được phê duyệt từ năm 2008, căn cứ Luật Đầu tư 2005. Khi đó, các dự án được phân cấp cho UBND các tỉnh thành quyết định, các bộ ngành trung ương chỉ đóng góp ý kiến thẩm định.
Theo ông Đông, khi nhận được văn bản của Hà Tĩnh về dự án Formosa, Bộ KH&ĐT đã có ý kiến cảnh báo về môi trường của dự án, cụ thể: “Phần đánh giá tác động môi trường của dự án còn sơ sài, chưa đề cập đến các yếu tố như nguồn gây tác động, đối tượng và quy mô bị tác động; đánh giá các tác động, biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa sự cố môi trường. Đề nghị nhà đầu tư lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét phê duyệt theo quy định”.
Sau khi tổng kết 25 năm thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ ra Nghị quyết 103/2013, trong đó, định hướng quan trọng nhất cho thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn hiện nay là chọn lọc dự án thân thiện với môi trường, có chất lượng, giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại. “Định hướng của Chính phủ là không đánh đổi đầu tư nước ngoài bằng mọi giá và không đánh đổi môi trường để thu hút đầu tư nước ngoài”, ông Đông khẳng định.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (nguyên Bộ trưởng GTVT), cho biết, ngành thép sử dụng một số hóa chất rất độc hại, chất thải ra tiềm ẩn nhiều nguy cơ với môi trường, nhưng công nghệ thế giới đã xử lý và kiểm soát được chất thải của luyện thép, đảm bảo giới hạn an toàn trước khi thải ra môi trường.
“Nhưng nói tuyệt đối trong lành là không có, vấn đề là kiểm soát và vận hành nhà máy thế nào”, ông Dũng nói. Với dự án nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh, ông Dũng nói: “Tôi tin họ có thiết bị, công nghệ để xử lý và kiểm soát chất thải, nhưng vận hành ra sao, giám sát thế nào vẫn còn nghi vấn. Việc cho phép đầu tư phải thận trọng, cảnh giác và có kiểm soát nghiêm ngặt về môi trường”.
Theo ông Đông, khi nhận được văn bản của Hà Tĩnh về dự án Formosa, Bộ KH&ĐT đã có ý kiến cảnh báo về môi trường của dự án, cụ thể: “Phần đánh giá tác động môi trường của dự án còn sơ sài, chưa đề cập đến các yếu tố như nguồn gây tác động, đối tượng và quy mô bị tác động; đánh giá các tác động, biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa sự cố môi trường. Đề nghị nhà đầu tư lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét phê duyệt theo quy định”.
Sau khi tổng kết 25 năm thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ ra Nghị quyết 103/2013, trong đó, định hướng quan trọng nhất cho thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn hiện nay là chọn lọc dự án thân thiện với môi trường, có chất lượng, giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại. “Định hướng của Chính phủ là không đánh đổi đầu tư nước ngoài bằng mọi giá và không đánh đổi môi trường để thu hút đầu tư nước ngoài”, ông Đông khẳng định.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (nguyên Bộ trưởng GTVT), cho biết, ngành thép sử dụng một số hóa chất rất độc hại, chất thải ra tiềm ẩn nhiều nguy cơ với môi trường, nhưng công nghệ thế giới đã xử lý và kiểm soát được chất thải của luyện thép, đảm bảo giới hạn an toàn trước khi thải ra môi trường.
“Nhưng nói tuyệt đối trong lành là không có, vấn đề là kiểm soát và vận hành nhà máy thế nào”, ông Dũng nói. Với dự án nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh, ông Dũng nói: “Tôi tin họ có thiết bị, công nghệ để xử lý và kiểm soát chất thải, nhưng vận hành ra sao, giám sát thế nào vẫn còn nghi vấn. Việc cho phép đầu tư phải thận trọng, cảnh giác và có kiểm soát nghiêm ngặt về môi trường”.
(Nguồn : http://catdaxaydung24h.net/)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét