Trung Quốc lo ngại ô nhiễm môi trường đóng cửa nhiều nhà máy sản xuất
Tại thị trường thép Trung Quốc:
Giá thép xây dựng kỳ hạn Trung Quốc tăng vọt 6% trong phiên giao dịch hôm thứ Hai, cao nhất 2 tháng do thị trường quan ngại nguồn cung thép ở thị trường này tiếp tục thu hẹp khi chính phủ đẩy mạnh chiến dịch đình chỉ các nhà máy gây ô nhiễm môi trường.
Thành phố Đường Sơn thuộc tỉnh Hà Bắc- nơi được coi là thủ phủ ngành thép xây dựng Trung Quốc, đầu tháng này đã tăng cường rà soát và đình chỉ hoặc phạt nặng các nhà máy thép không chấp hành quy định phát thải khí. Chiến dịch này bắt đầu kể từ 9/5 và kéo dài đến cuối tháng.
Trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép xây dựng tăng 5,7% lên mức 3.366 tệ (tương đương 489 USD)/tấn, ngưỡng cao nhất kể từ 20/3. Cùng lúc đó, giá quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên cũng tăng lên 501 tệ/tấn, mức cao nhất kể từ 4/5. Trước đó, giá quặng sắt cũng tăng 4,4% lên mức 495 tệ/tấn.
Hôm thứ Sáu tuần trước, giá quặng sắt giao tới cảng Thanh Đảo tăng 1,8% lên mức 62,69 USD/tấn, mức tăng mạnh nhất kể từ 4/5. Chuyên gia phân tích Richard Lu nhận định “Tôi cho rằng các nhà máy thép đang quan ngại nguồn cung có thể gặp rủi ro”.
Tuy nhiên, ông cũng hoài nghi liệu rằng lần tăng giá này có bền vừng hay không khi nhu cầu vẫn chưa thực sự mạnh “Chúng tôi không nghĩ rằng chiến dịch thanh tra lần này sẽ tạo nên ảnh hưởng lớn nếu chính phủ không đưa ra chế tài cụ thể đối với việc cắt giảm sản lượng thép thay vì chỉ tập trung vào giảm lượng khí phát thải”.
Tại thị trường thép Việt Nam:
Theo xu hướng chung của thị trường thép thế giới, thị trường thép trong nước có nhiều biến động trong quý I/2017 Sản xuất thép trong nước tăng trưởng tốt, đạt 4.637.307 tấn, cụ thể giá thép Việt Nhật tăng 18,8%, giá thép Việt Úc tăng 5%… so với cùng kỳ 2016. Cho thấy giá thép xây dựng 2017 trong nước tăng trưởng khá, cụ thể sản lượng thép miền Nam đạt 3.761 tấn, giá thép miền Nam tăng 6,5% so với cùng kỳ 2016. Nhập khẩu thép thành phẩm tính đến ngày 15/3/2017 đạt 3,56 triệu tấn với kim ngạch nhập khẩu đạt 2,2 tỷ USD, tăng 13% về lượng và tăng 64% về kim ngạch nhập khẩu.
Tính đến hết tháng 2/2017, nhập khẩu thép đạt hơn 2,7 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 1,49 tỷ USD, giảm 3,6% về lượng, nhưng tăng 44% về giá trị. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính, lượng nhập khẩu hơn 1,5 triệu tấn, chiếm tới 56,1% tổng lượng nhập khẩu.
Tổng lượng xuất khẩu của ngành thép trong 2 tháng/2017 đạt 662,2 ngàn tấn với trị giá hơn 414 triệu USD, giảm 52% so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là các nước trong khối ASEAN đạt 410.000 tấn chiếm 61,92%. Tiếp đến là các thị trường Mỹ (9,15%), Hàn Quốc (7,37%), Đài Loan (7,01%), v.v.
Một phần báo cáo trên đã cho thấy ngành sắt thép xây dựng tại Việt Nam vẫn đang phát triển ngày càng cao tuy nhiên theo khảo sát Các doanh nghiệp và đại lý thép cho biết, do đánh giá rằng giá thép đang có xu hướng tăng ảnh hưởng bởi thị trường thép Trung Quốc một phần, nhưng không bền vững nên DN và đại lý thép vẫn giới hạn định mức hàng tồn kho cho toàn hệ thống khoảng 10 nghìn tấn (đảm bảo duy trì sản xuất từ 45-60 ngày) đối với toàn bộ các sản phẩm của công ty, bao gồm cả thép xây dựng và thép dẹt.
Nguồn: https://dailythepxaydung.com/tai-trung-quoc-thi-truong-thep-tang-dot-bien-2-thang-gan-day/
Theo thông báo của Hiệp hội sắt thép Trung Quốc (CISA) hồi cuối tháng 4, Trung Quốc có hơn 500 nhà máy sử dụng lò cảm ứng trên toàn quốc, với công suất 119 triệu tấn/năm. Bộ Công nghiệp thì ước tính khoảng 80 – 120 triệu tấn/năm. Sản lượng thép do các nhà máy này sản xuất trong năm qua khoảng 30 – 50 triệu tấn. Theo ông Chi Jingdong, PCT CISA, Trung Quốc sẽ loại bỏ hết tất cả các lò cảm ứng trước 30/6 tới.
Trước đó, ngày 27/3/2017 tại cuộc họp của các cơ quan hành pháp cấp cao của Trung Quốc đã khẳng định sẽ cắt giảm công suất sản xuất thép trong năm nay phải đạt 50 triệu tấn/năm. Đồng thời phải loại bỏ các loại thép xây dựng chất lượng thấp do các lò cảm ứng tạo ra. Tỉnh Quảng Đông đã công bố lần đầu vào tháng 2 danh sách 35 nhà máy với 138 lò cảm ứng sẽ loại bỏ. Platts ước tính công suất qua hai danh sách là 20 triệu tấn/năm. Các lò này sẽ bị loại bỏ trước ngày 30/6 theo yêu cầu của Chính phủ.
Tỉnh cũng đã công bố lần thứ hai danh sách các nhà máy thép sử dụng lò cảm ứng cần phải loại bỏ. Theo thông báo trên trang Ủy Ban Cải cách và phát triển Quốc gia của Tỉnh này cho biết tên 15 nhà máy vận hành tổng cộng 47 lò cảm ứng. Dung lượng các lò này từ 5-60 tấn/mẻ. Chính quyền Quảng Đông không nêu cụ thể công suất tổng hàng năm của các lò trên nhưng theo Platts ước tính thì có công suất tổng khoảng 5.6 triệu tấn/năm.
Đến nay, theo công bố của 8 tỉnh, cộng với thành phố Trùng Khánh đã xác định được các lò cảm ứng có công suất tổng khoảng 64 triệu tấn/năm sẽ bị loại bỏ. Trong số các tỉnh và thành phố công bố thì Quảng Đông xác định là có khối lượng lò cảm ứng lớn nhất được loại bỏ với 25,6 triệu tấn/năm, theo sau là tỉnh Tứ Xuyên với 10.7 triệu tấn/năm và Liêu Ninh với 10.1 triệu tấn.
Trước tình hình đó thị trường sắt thép xây dựng Việt Nam lại đầy khởi sắc, nhiều doanh nghiệp lãi lớn bới có quá nhiều yếu tố thuận lợi như giá vốn giảm nhờ lượng hàng tồn kho giá rẻ, hưởng lợi từ chính sách thuế tự vệ của Bộ Công Thương, sự ấm dần của thị trường bất động sản… hàng loạt doanh nghiệp thép ghi nhận lãi ròng đột biến. Ví như CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Tập đoàn Hoa Sen (HSG) có lãi ròng tăng trưởng gấp đôi năm 2015 và lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay; CTCP Đầu tư thương mại SMC (SMC), CTCP Tập đoàn thép Tiến Lên (TLH), CTCP Thép Việt Ý (VIS) từ lỗ đậm năm trước đó đến lãi đậm năm 2016 và xóa lỗ lũy kế; đặc biệt CTCP Thép Pomina (POM) cho đến cuối năm 2015 vẫn còn lỗ lũy kế lên đến hơn 200 tỷ đồng do 3 năm gian nan trước đó thì chỉ với một năm 2016 đã bù hết lỗ và còn tích lũy được 89,4 tỷ đồng lợi nhuận.
Dẫu vậy trước những tình hình sắt thép Trung Quốc đang đẩy mạnh tiến quân vào thị trường Việt Nam nhưng tín hiệu đầu năm có thể thấy ngành thép Việt Nam có sự chuẩn bị khá tích cực cho ngành thép trong nước cùng diễn biến khởi sắc của thị trường bất động sản đã cho thấy các doanh nghiệp đã chú tâm cẩn thận đề phòng ngành thép Trung Quốc sau khi đề ra các kế hoạch cho năm 2017.
Cát xây dựng quá khan hiếm – thị trường vật liệu xây dựng tăng giá gấp 3 lần
Sau 1 tháng, giá cát xây dựng tăng gấp 3 lần. Nguồn cát phục vụ công trình xây dựng ở TP HCM đang thiếu hụt khoảng 30%-40%. Theo khảo sát của phóng viên Báo Người Lao Động, tại các cửa hàng vật liệu xây dựng trên địa bàn TP HCM, giá cát xây dựng những ngày qua liên tục “nhảy múa” dẫn đến độn giá vật liệu xây dựng khác tăng lên quá nửa. Các dự án nhà rẻ gặp khó:
Theo bảng niêm yết của cửa hàng Thiên Long (đường Lê Văn Lương, quận 7) ngày 31-3, giá cát là 220.000 đồng/m3, ngày 8-4 tăng 320.000 đồng/m3, ngày 30-4 đạt cột mốc 510.000 đồng/m3 nhưng hiện nay đã lên đến 695.000 đồng/m3.
Chủ cửa hàng này cho hay đến nay thì không còn khái niệm đi mua cát mà phải gọi là “săn”, “đặt gạch” để có được cát xây dựng. “Lúc trước, tôi có 7 đầu mối cung cấp cát thường xuyên để sử dụng. Nay chỉ còn 2 đầu mối và cát lấy từ Long An, Tiền Giang lên TP HCM nên chi phí vận chuyển rất cao. Chưa kể, nhu cầu nhiều nhưng số lượng cát khai thác có giới hạn” – chủ cửa hàng nói.
Người dân khai thác cát lậu trên nhánh sông Cổ Chiên, đoạn gần cù lao Thanh Bình, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Người dân khai thác cát lậu trên nhánh sông Cổ Chiên, đoạn gần cù lao Thanh Bình, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Tại một cửa hàng khác trên đường Võ Văn Kiệt (đoạn thuộc quận 6), trong vai người có nhu cầu mua vật liệu xây dựng để san lấp đất làm nhà, phóng viên nhận được lời đề nghị đặt cọc 10% số tiền và hẹn 2 hôm sau mới có hàng. Đại diện cửa hàng này giải thích nếu mua cát có giấy phép, giá rất cao và cũng không thể mua được, còn mua cát hút lậu do bị kiểm soát chặt nên đặt hàng trước mới dám khai thác với số lượng hạn chế.
Bà Phạm Thị Kim Xuân, Tổng Giám đốc Công ty CP Đề Tam, cũng đang lo lắng khi giá cát xây dựng tăng từng ngày. Dự báo tình hình xây dựng sẽ chững lại hoặc giá thành nhà tăng cao, nhất là những dự án nhà giá rẻ sẽ khó “trụ” được. “Ngay lúc này, các cơ quan chức năng cần có trách nhiệm giám sát việc cấp phép lại một số đơn vị khai thác cát, tất nhiên phải đánh giá sản lượng năm, tác động môi trường xung quanh” – bà Xuân nói.
Thị trường vật liệu xây dựng đồng loạt tăng giá:
Theo báo giá vật liệu xây dựng chung của cửa hàng đại lý thép xây dựng Long Thịnh Phát cho hay: Các loại sắt thép xây dựng có giá chung từ phi 10 giá 77.000 đồng/cây, fi12 giá 123.000 đồng/cây, fi16 giá 213.000 đồng/cây… Giá sắt thép xây dựng tăng khá nhanh trong tháng 3, từ ngày 6-7 giá so với hồi đầu tháng bởi thị trường cát xây dựng vẫn đang tăng và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” . Trong khi đó, kể từ đầu năm đến nay, người xây nhà luôn trong tình trạng thấp thỏm vì “cháy” cát xây dựng. Ông Nguyễn Tuấn Huy (quận 1, TP HCM) bắt đầu sửa nhà từ đầu tháng 2 âm lịch. Nắm bắt được diễn biến thị trường nhiều năm nên dù cần số lượng không quá lớn nhưng ông vẫn tìm đặt trước cả tháng 700kg cát xây dựng. Ấy thế mà, đến ngày cần tập kết vật liệu lại không gọi được hàng.
Theo Sở Xây dựng TP HCM, hiện nay, cát phục vụ công trình xây dựng ở TP bị thiếu hụt khoảng 30%-40%. Vừa qua, Sở Xây dựng đã trình dự thảo báo cáo về việc đánh giá, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng ở TP HCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cho UBND TP. Trong đó, sở đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm bảo đảm sự cân bằng trong cung – cầu ngành vật liệu xây dựng, đặc biệt nhu cầu về sử dụng cát xây dựng.
Hiện vẫn chưa có cơ sở đánh giá về tỉ lệ các công trình sử dụng nguồn cát chính thống hay là cát lậu. Qua quá trình thanh kiểm tra, hầu hết các đơn vị thi công đều có hóa đơn đầy đủ. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tình trạng dùng cát hút trộm để sử dụng, thậm chí cát lậu len lỏi rất nhiều ở các công trình xây dựng.
Bà Nguyễn Ngọc Thanh – Trưởng Phòng Vật liệu xây dựng Sở Xây dựng TP HCM – cho hay theo nguyên tắc, địa phương không được lấy nguyên liệu tỉnh mình chuyển sang tỉnh khác. Gỡ bỏ được vấn đề này sẽ gỡ khó cho thị trường.
Do đó, bà Thanh kiến nghị cần nhanh chóng có sự chỉ đạo từ trung ương về việc tổ chức lại nguồn cung cấp cát chính thống bởi hiện nay, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Nai, Bến Tre vẫn còn khá nhiều mỏ cát có sản lượng lớn. Nếu được chấp thuận, các địa phương sẽ phối hợp vận chuyển nguồn hàng từ nơi khai thác đến nơi cần, qua đó sẽ cân đối được nguồn cung – cầu.
TS Trần Quang Liên, chuyên gia về ngành vật liệu xây dựng, cho hay hiện vẫn chưa có nguyên liệu thay thế cát tự nhiên để sử dụng vào công trình xây dựng. Nếu có, chắc chắn giá sẽ cao hơn cát tự nhiên.
“Phải có một dự án đánh giá tình hình tài nguyên cát ở ĐBSCL và các tuyến sông khác. Từ đó đưa ra những con số cho phép khai thác mà không ảnh hưởng đến đời sống, môi trường của người dân địa phương. Ngoài ra, phải so sánh việc dùng cát san lấp hình thành dự án so với việc hút cát, nạo vét cái nào lợi hơn và gây hậu quả sau này hơn. Tất cả phải xem xét, đánh giá kỹ” – ông Liên phân tích.
Giá mặt hàng vật liệu xây dựng nói chung và cát xây dựng nói riêng liên tục biến động theo tuần, thậm chí theo ngày, tạo sức ép không hề nhỏ cho người xây dựng nhà ở. Đó là quy luật chung khi cung không đáp ứng được cầu. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần có sự giám sát, điều chỉnh và can thiệp kịp thời nhằm tránh tình trạng đầu cơ, nâng giá tùy tiện gây thiệt thòi cho người tiêu dùng.
Sau khi Bộ Công thương áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam, lượng thép này nhập khẩu vào Việt Nam sụt giảm khó tin, trong khi các mã không chịu thuế tăng “khủng”. Diễn biến này cho thấy có tình trạng trốn thuế nhập khẩu thép với số lượng không nhỏ.
Một tháng nhập gấp 3 lần cả năm ngoái
Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đưa ra bảng số liệu thống kê cho thấy, giá sắt thép xây dựng nhập về bị áp thuế tự vệ sụt giảm rõ rệt. Tổng lượng nhập thép xây dựng 9 tháng đầu năm nay chỉ bằng 60% cùng kỳ năm 2015 và bằng 44% tổng lượng nhập cả năm 2015. Đáng chú ý, lượng nhập mỗi tháng có xu hướng giảm dần và giảm một cách rõ rệt, đặc biệt từ tháng 4/2016 là thời gian có hiệu lực của quyết định áp thuế tự vệ tạm thời.
Hiệp hội Thép đặt nghi vấn lẩn tránh thuế tự vệ và đề nghị mở rộng việc áp thuế tự vệ với thép nhập khẩu
Trong khi đó, lượng nhập các mã thép cuộn không thuộc phạm vi áp thuế tự vệ thương mại lại tăng vọt. Nếu trong 3 tháng đầu năm, số lượng sắt thép xây dựng nhập khẩu chỉ từ 1,3-3,3 nghìn tấn/tháng thì đến tháng 4 đã tăng lên hơn 5 nghìn tấn, sau đó tăng vọt theo cấp số nhân trong các tháng tiếp theo. Nếu tính riêng từ tháng 4 đến tháng 9/2016, lượng thép nhập khẩu này đã gấp hơn 8 lần so với tổng lượng nhập của cả năm 2015. Đặc biệt, tháng 9/2016, chứng kiến lượng nhập khẩu “khủng” tới hơn 120.000 tấn, gấp hơn 3 lần tổng lượng nhập cả năm 2015. “Theo ghi nhận thực tế của chúng tôi tại các cảng lớn, lượng nhập tháng 10/2016 sẽ không dưới 100.000 tấn”, vị đại diện VSA nói.
Cùng với đó là sự xuất hiện của hàng loạt DN nhập khẩu hoàn toàn mới mà theo VSA, các DN này trước đây nhập khẩu các mã sản phẩm chịu thuế tự vệ nay chuyển sang các sản phẩm không chịu thuế hay thuế suất thấp. Do mức thuế suất chênh nhau từ 15-30% tùy mặt hàng nên VSA khẳng định, có hành vi lẩn tránh thuế tự vệ thương mại từ các mã bị áp thuế sang các mã không bị áp thuế.
Doanh nghiệp sản xuất trong nước bị tố đầu cơ trục lợi?
Đáp lại nghi vấn cáo buộc từ VSA, hơn 30 DN nhập khẩu thép có mặt trong cuộc họp thu thập thông tin của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) ngày 19/12 đồng loạt khẳng định, không có sự lẩn tránh thuế và yêu cầu gỡ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm nào trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Bà Hoàng Yến, Giám đốc Công ty TNHH Việt Quang cho hay, DN nhập khẩu thép về chỉ để làm nguyên liệu sản xuất. DN này cũng lý giải việc nhập khẩu mà không mua trong nước là do chất lượng thép trong nước không đáp ứng được yêu cầu về hàm lượng thành phần. Nếu dùng nguyên liệu trong nước thì không kéo được do không đảm bảo độ mềm.
Bên cạnh đó, theo bà Hoàng Yến, Công ty TNHH Việt Quang ký hợp đồng với DN trong nước thì bị bắt thanh toán 100% giá trị khi mở hợp đồng, trong khi DN nước ngoài cho phép trả chậm trong 6 tháng với lãi suất thấp của đồng USD. “Chế độ bán hàng quá khắt khe. DN trong nước muốn tạo điều kiện cho nhau thì phải có kế hoạch dài hơi một chút bởi chúng tôi mỗi lần thanh toán 20-30 tỷ đồng chứ có ít đâu”, bà Yến nói.
Một số DN nhập khẩu còn cho biết, ngay khi có quyết định áp thuế tự vệ, giá thép trong nước đã tăng chóng mặt. Ông Sưa thừa nhận giá thép tăng đến 2 triệu đồng/tấn do có sự đầu cơ trong nước ngay sau thời điểm có quyết định áp thuế tự vệ. Tuy nhiên, đại diện VSA cũng cho rằng, đến tháng 7 và tháng 8 giá thép đã giảm mạnh.
Ông Đinh Công Khương, Chủ tịch Công ty TNHH TM và DV thép Khương Mai nhìn nhận việc lẩn tránh, gian lận thuế, né thuế ở DN này, DN kia là điều khó tránh khỏi. “Ai làm sai thì đề nghị cơ quan quản lý xử lý vì các DN ai cũng muốn công bằng. Nếu Bộ Công thương phát hiện được gian lận thì cứ xử phạt theo luật”, ông Khương đề nghị và cho biết, đã có văn bản gửi Hiệp hội Thép.
Về thị trường trong nước, làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu, giảm tỷ lệ nhập khẩu? Lãnh đạo Cục Công nghiệp nặng, Bộ Công thương cho hay, đã trao đổi với một số DN thép lớn trong nước và cảnh báo các DN này “nếu không làm thì DN sẽ nhập khẩu. Và nếu không làm được mà cứ giữ thuế cao thì sẽ ảnh hưởng tới ngành công nghiệp chế tạo, cơ khí”. Vị này cũng khẳng định, cơ quan Nhà nước bảo vệ sản xuất trong nước với điều kiện các DN cũng phải tích cực đầu tư sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước, còn cái gì trong nước không làm được thì phải đề xuất xem xét.
Chốt lại vấn đề, lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh nhấn mạnh, việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số mã thép nhập khẩu là bảo vệ và khuyến khích sản xuất trong nước chứ không nghiêng về bất cứ một DN nào. Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, sẽ tiếp tục tập hợp ý kiến của các DN đến ngày 31/12 năm nay.
Phó chủ tịch VSA Nguyễn Văn Sưa đồng tình, với sự hỗ trợ đó của Nhà nước, các DN sản xuất trong nước phải tìm cách nâng cao cạnh tranh, cùng các DN khác đàm phán để có giá cả hợp lý.
Đại lý sắt thép xây dựng là công ty cung cấp sắt thép xây dựng giá rẻ tại thị trường miền Nam cùng các tỉnh thành lân cận như Cần Thơ, Cà Mau An Giang…chúng tôi luôn cung cấp tất cả các loại sắt thép xây dựng theo yêu cầu với tác phong chuyện nghiệp và kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Đặc biệt Cà Mau có sự phát triển nhiều tiềm năng kinh tế, các khu nhà ở, công trình cầu đường, các nhà máy liên tiếp được xây ra, với sự phát triển vượt bậc đó, đại lý thép xây dựng đã không ngần ngại xây dựng nhiều kho hàng thép giá rẻ giúp quý khách tại Cà Mau có được sự phục vụ chu đáo tận tình và tiết kiệm được thời gian cùng chi phí vận chuyển tốt nhất mang đến sự hài lòng cho quý khách là niềm hân hạnh của chúng tôi. Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý khách bảng báo giá thép tổng hợp tại thị trường Cà Mau tháng 5/2017 để giúp quý khách nắm bắt được tình hình giá thép cụ thể và uy tín nhất:
BẢNG BÁO GIÁ THÉP VIỆT NHẬT
Được cập nhật vào ngày 01/05/2017 tại Tỉnh Cà Mau)
Quý khách vui lòng liên hệ PKD: 0966.793.939 để có báo giá cụ thể và chính xác nhất
BẢNG BÁO GIÁ THÉP VIỆT ÚC
Được cập nhật vào ngày 01/05/2017 tại Tỉnh Cà Mau)
Quý khách vui lòng liên hệ PKD: 0966.793.939 để có báo giá cụ thể và chính xác nhất
BẢNG BÁO GIÁ THÉP MIỀN NAM
Được cập nhật vào ngày 01/05/2017 tại Tỉnh Cà Mau)
Quý khách vui lòng liên hệ PKD: 0966.793.939 để có báo giá cụ thể và chính xác nhất
STT
LOẠI HÀNG
ĐƠN VỊ TÍNH
TRỌNG LƯỢNG
KG/CÂY
ĐƠN GIÁ
1
Ký hiệu trên cây sắt
V
2
D6 ( CUỘN )
1 Kg
10.300
3
D 8 ( CUỘN )
1 Kg
10.300
4
D 10 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
7.21
62.000
5
D 12 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
10.39
99.000
6
D 14 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
14.13
138.000
7
D 16 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
18.47
177.000
8
D 18 ( Cây)
Độ dài (11.7m)
23.38
229.000
9
D 20 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
28.85
289.000
10
D 22 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
34.91
350.000
11
D 25 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
45.09
460.0000
12
D 28 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
56.56
liên hệ
13
D 32 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
78.83
liên hệ
14
Đinh + kẽm buộc = 12.500 Đ/KG – Đai Tai Dê 15 x 15 ….. 15x 25 = 12.500 Đ/Kg
BẢNG BÁO GIÁ THÉP POMINA
Được cập nhật vào ngày 01/05/2017 tại Tỉnh Cà Mau)
Quý khách vui lòng liên hệ PKD: 0966.793.939 để có báo giá cụ thể và chính xác nhất
STT
LOẠI HÀNG
ĐVT
TRỌNG LƯỢNG
KG/CÂY
THÉP POMINA
1
Ký hiệu trên cây sắt
Quả táo
2
D 6 ( CUỘN )
1 Kg
10.400
3
D 8 ( CUỘN )
1 Kg
10.400
4
D 10 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
7.21
65.000
5
D 12 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
10.39
104.000
6
D 14 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
14.13
146.000
7
D 16 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
18.47
188.000
8
D 18 ( Cây)
Độ dài (11.7m)
23.38
241.000
9
D 20 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
28.85
304.000
10
D 22 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
34.91
382.000
11
D 25 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
45.09
500.000
12
D 28 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
56.56
liên hệ
13
D 32 ( Cây )
Độ dài (11.7m)
78.83
liên hệ
14
Đinh + kẽm buộc = 12.500 Đ/KG – Đai Tai Dê 15 x 15 ….. 15x 25 = 12.500 Đ/KG
– Đơn giá chỉ mang tính chất tham khảo, để có báo giá thép chi tiết chính xác cho mỗi dự án công trình Quý Khách vui lòng Liên Hệ với chúng tôi theo hotline PKD: 0966.793.939
– Phương Thức Giao Hàng: Giao hàng đến chân công trình.
– Thép cuộn được giao theo cân thực tế, thép cây được giao theo cách đếm cây.
– Công ty luôn có đội ngũ nhân viên và hệ thống xe tải lớn nhỏ giao hàng đến tận chân công trình cho toàn Miền Nam.
– Công ty có nhiều chinh nhánh và cửa hàng lớn nhỏ tại Tp HCM nhằm đáp ứng nhanh nhất nhu cầu cho mọi công trình.
– Phương Thức Thanh Toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
Cần Thơ được mệnh danh là Tây Đô – Thủ phủ của miền Tây Nam Bộ từ hơn trăm năm trước, sau này Cần Thơ đã trở thành đô thị loại I và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Cần Thơ lại nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long chính vì thế ngành du lịch và xây dựng cũng phát triển mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu sử dụng sắt thép xây dựng ngày càng tăng cao. Với tầm nhìn dài hạn và sự phát triển bền vững của đại lý thép xây dựng Long Thịnh Phát, chúng tôi đã không ngần ngại đầu tư và xây dựng rất nhiều kho hàng trải dài khắp tỉnh Cần Thơ giúp quý khách có thể tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển đến tối đa. Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý khách bảng bảo giá thép xây dựng tại Cần Thơ tháng 5: