Sự phân bố của các nhóm cát, sạn xây dựng đáy biển tại Việt Nam
Các kiểu cát, sạn xây dựng đáy biển nông ven bờ Việt Nam
Kiểu cát sạn dùng để làm vật liệu hạt nhỏ sản xuất bê tông có cỡ hạt thay đổi khoảng 0,06-5 mm và đáp ứng 9 yếu tố chỉ tiêu chất lượng nêu ở bài trước, nhưng tốt nhất là cỡ hạt 0,25 - 3 mm. Theo bản đồ phân bố và dự báo khoáng sản do chúng tôi thành lập có thể phân làm 2 nhóm sạn, cát xây dựng đáy biển: nhóm lộ trên mặt đáy biển và nhóm bị phủ bởi một lớp sét.Nhóm thứ nhất: cát sạn lộ trên mặt đáy biển theo yêu cầu chất lượng đã nói trên gồm các kiểu trầm tích: sạn (cát < 24%); sạn pha bùn (bùn <30%); sạn pha cát bùn (cát bùn <30%); sạn pha cát (cát <30%); cát pha sạn và bùn (sạn < 30%); cát (cát >90%); cát pha sạn (sạn <5%). Các trầm tích này phân bố ở khoảng độ sâu 0 - 6 m và 20 - 30 m nước. Thành phần cát sạn ở một số vùng được thể hiện ở bảng 3.
Ở độ sâu 0 - 6 m nước các trầm tích này có diện phân bố hẹp bao quanh các khối đá gốc ở mép bờ hoặc xung quanh đảo có thành phần thay đổi phụ thuộc vào thành phần đá gốc mà nó vây quanh hoặc phân bố ở các bãi biển và cồn ngầm hiện đại trong đới tác động mạnh của sóng. Trên bản đồ thấy chúng phân bố rộng rãi ở vùng biển Quảng Ninh, miền Trung và Kiên Giang.
Ở độ sâu 20 -30 m nước, các trầm tích nói trên phân bố rải rác thành các diện tích thuộc các bãi nông ngầm hoặc là cồn cạn nằm dọc theo đường bờ cổ. Thành phần của trầm tích không những phụ thuộc vào các đá gốc trong khu vực mà còn chứa một lượng đáng kể các hạt sạn laterit và các mảnh vụn vỏ sò ốc. Có những cồn, bãi ngầm lớn phân bố từ bắc đến nam như sau: bãi cạn nam Đồ Sơn, nam Cửa Đáy, đông Sầm Sơn, đông Cẩm Nhượng, đông Cửa Việt, đông Thuận An, tây Cù Lao Chàm, đông nam Phan Rí, Ba Kiềm, đông nam Vũng Tàu, đông bắc Côn Đảo và phía đông đảo Thổ Chu. Lượng vỏ sò trong các trầm tích này thường ít hơn 15%. Chiều dày của các trầm tích hiện đại - Holocen thay đổi khoảng 0,5 - 5 m.
Xem thêm : Báo giá sắt thép xây dựng ngày hôm nay
Nhóm thứ 2: đây là các trầm tích cát sạn có nguồn gốc sông được thành tạo vào cuối Pleistocen - đầu Holocen muộn, chủ yếu là cát tướng lòng sông, nằm sát đáy biển (bị phủ bởi một lớp sét dày 3 - 15 m, thể hiện rõ trên băng địa chấn nông độ phân giải cao). Theo kết quả của một số lỗ khoan ở vùng biển Hà Tĩnh, Phú Lộc và Bình Thuận, các trầm tích này có thành phần là sản phẩm phong hoá các đá lục nguyên, magma, biến chất trong vùng có độ lựa chọn và mài tròn kém, lượng carbonat, vỏ sò ít hơn 5%. Diện phân bố cát sạn loại này thường nằm trước cửa các cửa sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Cửu Long v.v... Đặc biệt ở vùng Quảng Ninh, cát lòng sông kiểu này tạo nên một diện lớn kéo dài từ nam đảo Cô Tô theo hướng tây nam kéo dài trên 60 km. Chiều dày các thấu kính cát lòng sông theo tài liệu địa chấn nông thay đổi 0,5 - 30 m.
Nhóm
|
Tên vùng có triển vọng
|
Diện tích
|
Kiểu tích tụ
|
Loại khoáng sản
|
1
|
Vĩnh Thực - Cái Chiên
|
59,516
|
Tích tụ hiện đại -Holocen
|
Triển vọng cát, cuội, sạn, quarzit
|
1a
|
Ba Mùn - Trà Bản - Phượng Hoàng
|
224,517
|
Tích tụ hiện đại -Holocen
|
Triển vọng cát thuỷ tinh
|
2b
|
Bắc bãi cạn Cửa Việt
|
113,637
|
Aluvi lòng sông cổ
|
Triển vọng cát xây dựng, san lấp
|
3 -5
|
Nam Bãi cạn Sầm Sơn
|
204,086
|
Aluvi lòng sông cổ
|
Triển vọng cát, sạn
|
9 -10
|
Bãi cạn Cửa Việt - Thuận An
|
389,884
|
Tích tụ hiện đại + bãi biển cổ
|
Triển vọng cát xây dựng, san lấp
|
13 -17
|
Bình Thuận
|
561,731
|
Tích tụ hiện đại -Holocen
|
Triển vọng cát xây dựng, san lấp
|
18
|
Đông nam cửa Hàm Luông
|
924,450
|
Tích tụ hiện đại -Holocen
|
Triển vọng cát, sạn
|
19a
|
Đông bắc Côn Đảo
|
442,578
|
Tích tụ hiện đại -Holocen
|
Triển vọng cát san lấp
|
19b
|
Tây Côn Đảo
|
189,043
|
Tích tụ hiện đại -Holocen
|
Triển vọng cát san lấp
|
19c
|
Nam Côn Đảo
|
483,405
|
Tích tụ hiện đại -Holocen
|
Triển vọng cát san lấp
|
20
|
Đông bắc Hòn Khoai
|
110,000
|
Tích tụ hiện đại -Holocen
|
Triển vọng cát san lấp
|
20
|
Đông nam Vĩnh Châu
|
109,999
|
Aluvi lòng sông cổ
|
Triển vọng cát, sạn
|
21
|
Đông Thượng Mai
|
314,886
|
Aluvi lòng sông cổ
|
Triển vọng cát xây dựng, san lấp
|
23
|
Tây nam máng Long Châu
|
622,232
|
Tích tụ hiện đại -Holocen
|
Triển vọng cát san lấp
|
25
|
Đông nam Hòn Mắt - Cẩm Nhượng
|
153,578
|
Aluvi lòng sông cổ
|
Triển vọng cát xây dựng, san lấp
|
27
|
Tây nam Vũng Tàu
|
389,463
|
Tích tụ hiện đại -Holocen
|
Triển vọng cát, sạn
|
29
|
Bắc Hòn Rái - Hòn Tre
|
495,000
|
Aluvi lòng sông cổ
|
Triển vọng cát, sạn
|
--->>> Xem ngay bài viết " yêu cầu chất lượng của cát sạn đáy biển cho nhu cầu xây dựng " để hiểu hơn về loại cát xây dựng này