Phán đoán và xử lý những tình huống giao thông trên đường
Phán đoán chính xác tình huống xe chạy, người và súc vật đi lại trên đường là yếu tố rất quan trọng bảo đảm an toàn giao thông. Sau đây trung tâm đào tạo lái xe Long Biên xin đưa ra một số tình huống và kinh nghiệm xử lý các vấn đề giao thông trên đường.
1. Yêu cầu chung về xử lý tình huống
1.1. Xử lý tình huống phải có dự kiến
Trong khi lái xe, người lái gặp nhiều tình huống giao thông phức tạp, phải thông qua hiện tượng để nắm bản chất, dự kiến sự thay đổi và phát triển của tình huống, luôn luôn phân tích, phán đoán tình huống trên đường và mọi hiện tượng liên quan đến giao thông, từ đó mà dự đoán được tình huống có thể xảy ra, chọn được biện pháp dự phòng hợp lý, như: kịp thời giảm tốc độ, lựa chọn tuyến đường chạy, tăng tốc độ vượt qua, phanh khẩn cấp… Thao tác có tính dự kiến sẽ có hiệu quả ngăn chặn được tình huống rủi ro, tránh hoặc giảm bớt động tác phức tạp, tăng cường các động tác có tính liên tục, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
1.2. Xử lý tình huống phải linh hoạt
Xử lý tình huống cần tránh cứng nhắc, quan sát tình huống phải nhìn toàn cục, có độ sâu và độ rộng nhất định, phải nhằm đúng vào đối tượng khác nhau và tình huống khác nhau, chọn những cách xử lý khác nhau.
1.3. Xử lý tình huống phải có tính liên tục
Tình huống xuất hiện trong khi xe chạy luôn luôn là liên tục. Xử lý xong tình huống trước lại xuất hiện tình huống sau, người lái xe lơ là, rất dễ bỏ qua thời cơ để tiếp tục xử lý tình huống dễ gây ra tai nạn. Bởi vậy, không thể coi việc xử lý một tình huống là đã xong, mà phải luôn phát hiện, phán đoán tình huống mới, kịp thời chọn cách giải quyết phù hợp, đảm bảo chạy xe an toàn.
2. Phân tích và xử lý động thái tâm lý người đi đường
Biểu hiện động thái của người đi đường rất đa dạng, nói chung có thể phân tích thành mấy loại dưới đây để xử lý.
2.1. Người đi đường bình thường
Người đi đường bình thường, ý thức an toàn giao thông tương đối tốt, không làm ảnh hưởng lớn đến an toàn giao thông của xe chạy, thấy xe hoặc nghe tiếng còi xe có thể bình tĩnh tránh đường kịp thời, đi sát vào lề đường, có khi còn nhìn quanh để tránh xe. Gặp tình huống này không cần bấm còi liên tục, chạy tốc độ bình thường để đi qua.
2.2. Người đi đường quá nhạy cảm với an toàn
Có một số người, trông thấy xe hoặc nghe tiếng còi xe từ rất xa đã vội tránh vào một bên đường, khi xe đến gần càng hoảng hốt, do dự, thậm chí bỗng nhiên chạy ngang qua đường bên kia, gây nguy hiểm.
Trong tình huống này, nên đề cao cảnh giác, dự kiến hướng có thể phát sinh, giảm nhẹ tốc độ, ổn định phương hướng, chạy chậm qua.
Khi chạy đến gần không nên bấm còi làm cho người đi đường thêm hoảng hốt, càng không thể chạy nhanh để vượt qua.
2.3. Người đi đường thiếu ý thức
Ý thức an toàn và hiểu biết luật giao thông của những người này rất mờ nhạt, luôn cho rằng lái xe không dám va vào người. Bởi vậy, tuy biết có xe chạy đến, thậm chí xe đã đến gần, tiếng còi xe thôi thúc, vẫn không tránh đường, thậm chí còn cố ý nhởn nhơ trên đường, hoặc tuy có nhường đường nhưng vẫn chưa đi được.
Lái xe gặp phải những người này, nên giảm tốc độ xe, bấm còi nhiều lần, chờ đường thông. Không thể nôn nóng, bực tức gây sự hay tăng tốc vượt qua dễ gây ra tai nạn.
2.4. Người đi đường mải suy nghĩ
Có một số người đi đường vì lý do nào đó mà đang mải suy nghĩ, chân cứ bước đi nhưng hình như không để ý đến xung quanh. Khi lái xe gặp những người trong tình trạng này, trước hết phải giảm tốc độ, bấm còi, chạy chậm qua, hết sức bảo đảm khoảng cách an toàn, thậm chí phải chuẩn bị dừng xe để đề phòng lúc xe tới gần, người đi chợt tỉnh, hốt hoảng chạy ngang qua đường, gây ra tai nạn.
2.5. Người đi đường là trẻ em
Trẻ em rất hiếu động, chưa biết đến nguy hiểm của xe cộ, rất ít hiểu biết về quy tắc giao thông. Bởi vậy trẻ em hay chạy đuổi nhau trên đường, gặp xe chạy đến gần có khi chạy tán loạn, có khi còn cố ý không tránh, thậm chí gặp xe chạy chậm còn đuổi theo đu bám vào xe…
Khi gặp tình huống này, không dùng còi, mà chỉ có thể đợi ổn định tình hình rồi giảm tốc độ chạy qua.
2.6. Người đi đường là người già
Người cao tuổi phản xạ không nhạy bén, động tác chậm, khi thấy xe chạy đến, nhất thời không khẳng định được hướng tránh, do dự không quyết đoán hoặc có khi tránh mà không đủ sức, thậm chí có thể còn bị ngã khi tránh xe.
Gặp trường hợp này, nên giảm tốc độ, bấm còi, đợi người đi nhường đường rồi mới chạy chậm vượt qua, nếu cần thiết phải chuẩn bị dừng xe.
3. Phân tích và xử lý các động thái của xe đạp, xe thô sơ và xe súc vật kéo
3.1. Gặp xe đạp
Hiện nay xe đạp còn chiếm tỷ lệ cao trong các phương tiện tham gia giao thông ở nước ta, bởi vậy xử lý tốt tình huống khi gặp xe đạp có quan hệ lớn đến an toàn giao thông.
Người đi xe đạp thông thường: kỹ thuật thành thạo, đi xe ổn định, khi nghe tiếng còi ô tô có biểu hiện tránh đường, khi xe đạp đã tránh đường, không cần bấm còi liên tục, chỉ cần giữ cự ly ngang tương đối lớn để đảm bảo an toàn.
Người đi xe đạp không có ý thức: một số người tự cho rằng mình đi xe đạp thành thạo, không tuân thủ quy tắc giao thông, ý thức giao thông kém, đi vào phần đường của xe ô tô đang chạy, không chịu tránh, nhường đường. Gặp tình huống này, không nôn nóng, nên giảm tốc độ, bấm còi và chạy cẩn thận.
Người đi xe đạp không thạo: đi xe đạp không thạo dễ bị ngã, nghe tiếng còi xe hoặc thấy xe đến gần hay bị hoảng hốt muốn xuống xe nhưng không xuống được, nghiêng ngả sang hai bên. Gặp tình huống này, nên giảm tốc độ, không chạy đến gần, chuẩn bị dừng xe.
3.2. Gặp xe súc vật kéo
Xe súc vật kéo có tốc độ chậm, khó điều khiển, súc vật nghe tiếng còi dễ sinh hoảng sợ. Bởi vậy, khi gặp xe súc vật kéo, nên bấm còi từ xa để báo cho người điều khiển biết kịp thời chuẩn bị điều khiển súc vật, tránh đến gần xe mới bấm còi làm súc vật hoảng loạn. Đặc biệt ở vùng núi, nông thôn súc vật thường hay sợ ô tô hơn, nếu thấy hai tai súc vật dựng đứng – biểu hiện súc vật đang do dự, nên lập tức giảm tốc độ, chuẩn bị dừng xe. Khi xe súc vật kéo định rẽ nên cách xa đủ để xe rẽ được, tránh sự cố va chạm.
1.1. Xử lý tình huống phải có dự kiến
Trong khi lái xe, người lái gặp nhiều tình huống giao thông phức tạp, phải thông qua hiện tượng để nắm bản chất, dự kiến sự thay đổi và phát triển của tình huống, luôn luôn phân tích, phán đoán tình huống trên đường và mọi hiện tượng liên quan đến giao thông, từ đó mà dự đoán được tình huống có thể xảy ra, chọn được biện pháp dự phòng hợp lý, như: kịp thời giảm tốc độ, lựa chọn tuyến đường chạy, tăng tốc độ vượt qua, phanh khẩn cấp… Thao tác có tính dự kiến sẽ có hiệu quả ngăn chặn được tình huống rủi ro, tránh hoặc giảm bớt động tác phức tạp, tăng cường các động tác có tính liên tục, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
1.2. Xử lý tình huống phải linh hoạt
Xử lý tình huống cần tránh cứng nhắc, quan sát tình huống phải nhìn toàn cục, có độ sâu và độ rộng nhất định, phải nhằm đúng vào đối tượng khác nhau và tình huống khác nhau, chọn những cách xử lý khác nhau.
1.3. Xử lý tình huống phải có tính liên tục
Tình huống xuất hiện trong khi xe chạy luôn luôn là liên tục. Xử lý xong tình huống trước lại xuất hiện tình huống sau, người lái xe lơ là, rất dễ bỏ qua thời cơ để tiếp tục xử lý tình huống dễ gây ra tai nạn. Bởi vậy, không thể coi việc xử lý một tình huống là đã xong, mà phải luôn phát hiện, phán đoán tình huống mới, kịp thời chọn cách giải quyết phù hợp, đảm bảo chạy xe an toàn.
2. Phân tích và xử lý động thái tâm lý người đi đường
Biểu hiện động thái của người đi đường rất đa dạng, nói chung có thể phân tích thành mấy loại dưới đây để xử lý.
2.1. Người đi đường bình thường
Người đi đường bình thường, ý thức an toàn giao thông tương đối tốt, không làm ảnh hưởng lớn đến an toàn giao thông của xe chạy, thấy xe hoặc nghe tiếng còi xe có thể bình tĩnh tránh đường kịp thời, đi sát vào lề đường, có khi còn nhìn quanh để tránh xe. Gặp tình huống này không cần bấm còi liên tục, chạy tốc độ bình thường để đi qua.
2.2. Người đi đường quá nhạy cảm với an toàn
Có một số người, trông thấy xe hoặc nghe tiếng còi xe từ rất xa đã vội tránh vào một bên đường, khi xe đến gần càng hoảng hốt, do dự, thậm chí bỗng nhiên chạy ngang qua đường bên kia, gây nguy hiểm.
Trong tình huống này, nên đề cao cảnh giác, dự kiến hướng có thể phát sinh, giảm nhẹ tốc độ, ổn định phương hướng, chạy chậm qua.
Khi chạy đến gần không nên bấm còi làm cho người đi đường thêm hoảng hốt, càng không thể chạy nhanh để vượt qua.
2.3. Người đi đường thiếu ý thức
Ý thức an toàn và hiểu biết luật giao thông của những người này rất mờ nhạt, luôn cho rằng lái xe không dám va vào người. Bởi vậy, tuy biết có xe chạy đến, thậm chí xe đã đến gần, tiếng còi xe thôi thúc, vẫn không tránh đường, thậm chí còn cố ý nhởn nhơ trên đường, hoặc tuy có nhường đường nhưng vẫn chưa đi được.
Lái xe gặp phải những người này, nên giảm tốc độ xe, bấm còi nhiều lần, chờ đường thông. Không thể nôn nóng, bực tức gây sự hay tăng tốc vượt qua dễ gây ra tai nạn.
2.4. Người đi đường mải suy nghĩ
Có một số người đi đường vì lý do nào đó mà đang mải suy nghĩ, chân cứ bước đi nhưng hình như không để ý đến xung quanh. Khi lái xe gặp những người trong tình trạng này, trước hết phải giảm tốc độ, bấm còi, chạy chậm qua, hết sức bảo đảm khoảng cách an toàn, thậm chí phải chuẩn bị dừng xe để đề phòng lúc xe tới gần, người đi chợt tỉnh, hốt hoảng chạy ngang qua đường, gây ra tai nạn.
2.5. Người đi đường là trẻ em
Trẻ em rất hiếu động, chưa biết đến nguy hiểm của xe cộ, rất ít hiểu biết về quy tắc giao thông. Bởi vậy trẻ em hay chạy đuổi nhau trên đường, gặp xe chạy đến gần có khi chạy tán loạn, có khi còn cố ý không tránh, thậm chí gặp xe chạy chậm còn đuổi theo đu bám vào xe…
Khi gặp tình huống này, không dùng còi, mà chỉ có thể đợi ổn định tình hình rồi giảm tốc độ chạy qua.
2.6. Người đi đường là người già
Người cao tuổi phản xạ không nhạy bén, động tác chậm, khi thấy xe chạy đến, nhất thời không khẳng định được hướng tránh, do dự không quyết đoán hoặc có khi tránh mà không đủ sức, thậm chí có thể còn bị ngã khi tránh xe.
Gặp trường hợp này, nên giảm tốc độ, bấm còi, đợi người đi nhường đường rồi mới chạy chậm vượt qua, nếu cần thiết phải chuẩn bị dừng xe.
3. Phân tích và xử lý các động thái của xe đạp, xe thô sơ và xe súc vật kéo
3.1. Gặp xe đạp
Hiện nay xe đạp còn chiếm tỷ lệ cao trong các phương tiện tham gia giao thông ở nước ta, bởi vậy xử lý tốt tình huống khi gặp xe đạp có quan hệ lớn đến an toàn giao thông.
Người đi xe đạp thông thường: kỹ thuật thành thạo, đi xe ổn định, khi nghe tiếng còi ô tô có biểu hiện tránh đường, khi xe đạp đã tránh đường, không cần bấm còi liên tục, chỉ cần giữ cự ly ngang tương đối lớn để đảm bảo an toàn.
Người đi xe đạp không có ý thức: một số người tự cho rằng mình đi xe đạp thành thạo, không tuân thủ quy tắc giao thông, ý thức giao thông kém, đi vào phần đường của xe ô tô đang chạy, không chịu tránh, nhường đường. Gặp tình huống này, không nôn nóng, nên giảm tốc độ, bấm còi và chạy cẩn thận.
Người đi xe đạp không thạo: đi xe đạp không thạo dễ bị ngã, nghe tiếng còi xe hoặc thấy xe đến gần hay bị hoảng hốt muốn xuống xe nhưng không xuống được, nghiêng ngả sang hai bên. Gặp tình huống này, nên giảm tốc độ, không chạy đến gần, chuẩn bị dừng xe.
3.2. Gặp xe súc vật kéo
Xe súc vật kéo có tốc độ chậm, khó điều khiển, súc vật nghe tiếng còi dễ sinh hoảng sợ. Bởi vậy, khi gặp xe súc vật kéo, nên bấm còi từ xa để báo cho người điều khiển biết kịp thời chuẩn bị điều khiển súc vật, tránh đến gần xe mới bấm còi làm súc vật hoảng loạn. Đặc biệt ở vùng núi, nông thôn súc vật thường hay sợ ô tô hơn, nếu thấy hai tai súc vật dựng đứng – biểu hiện súc vật đang do dự, nên lập tức giảm tốc độ, chuẩn bị dừng xe. Khi xe súc vật kéo định rẽ nên cách xa đủ để xe rẽ được, tránh sự cố va chạm.
Hãy tham gia ngay các khóa học lái xe tại Hà Nội để được trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm lái xe an toàn nhé.
Nguồn: http://daotaolaixelongbien.vn/phan-doan-va-xu-ly-cac-tinh-huong-giao-thong-tren-duong/a1364197.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét